Lưu thông hàng hóa khi giãn cách xã hội: Nhìn từ góc độ “Vì người tiêu dùng”

Trong xã hội, mỗi thành viên đều là “Người tiêu dùng” nhưng chính họ cũng là nguồn lựcphát triển kinh tế. Vì vậy, mọi động thái tổ chức lưu thông, phân phối hàng hóa thông suốt trong hoàn cảnh giãn cách xã hội, trước mắt, trước hết là vì người tiêu dùng nhưng thực sự chính là vì sự nghiệp phát triển.

Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh, đã đến lúc phải sẵn sàng cho những tình huống diễn biến xấu hơn bằng những kịch bản phù hợp, chủ động ứng phó,chống dịch đồng thời khôi phục và phát triển ngay sau khi dịch bệnh được khống chế. Có thể là:

Nắm bắt kịp thời những khó khăn trong việc cung ứng đầu vào và mởđầu ra cho sản xuất, nhất là với các khu công nghiệp, chế xuất… từ đó có những giải pháp tháo gỡ, duy trì, phát triển sản xuất, không để đứt gãy các nguồn cung ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Chủ động cân đối hàng hóa trên địa bàn. Kết nối giữa các địa bàn, từ sản xuất tới các kênh phân phối, lưu thông hàng hóa, nhất là các nhu yếu phẩm phục vụ người tiêu dùng trong mọi tình hướng, ưu tiên những địa phương tâm dịch, những nơi tập trung đông người như các Khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp lớn…; trong mọi tình huốngkhông để xảy ra tình trạng găm hàng, sốt giá hoặc buôn bán hàng cấm, kém phẩm chất, không rõ nguồn gốc và các hành vi gian lận thương mại khác…

Nhanh nhạy hỗ trợ tiêu thụ nông sản ở trong nước và xuất khẩu cho các địa phương có nông sản vào thời vụ thu hoạch.

Phối hợp đa ngành chức năng,  không ngăn sống cấm chợ nhưng cũng không để lọt lưới những người và phương tiệntham gia  lưu thông,phân phối trở thành khâu trung gian lây truyền  dịch bệnh.

Kịp thời điều chỉnh những quy định cản trở cung ứng vật tư cho sản xuất, vật phẩm cho tiêu dùng. Vừa qua, việc ban hành “Danh mục hàng hóa cấm lưu thông” thay cho việc liệt kê “Danh mục hàng hóa thiết yếu được phép lưu thông”, khiến cho mỗi nơi hiểu và vận dụng khác nhau, gây tắc nghẽncục bộ lưu chuyển hàng từ địa phương sang địa phương khác, thậm  chí ngay trên một địa bàn đượcdư luận đánh giá cao.. Đồng thời, nhiều địa phương đã phát “Phiếu đi chợ” tới từng gia đình, thành lập các “Tổ đi chợ thay”, tổ chức “Phiên chợ 0 đồng”,  mở “Điểm bán hàng lưu động”…, đều được người tiêu dùng hoan nghênh.

Nâng cao kỹ năng áp dụng các phương tiện kỹ thuật – điện tử và kinh tế số. đổi mới và nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại bằng hình thức thích hợp, nhất là qua kinh nghiệm kết nối tiêu thụ nông sản trên các sàn thương mại điện tử.

Duy trì ở mức độ cần thiết các “Sở Chỉ huy tiền phương”, Các “Tổ Công tác đặc biệt”tại các địa bàn nóng, ứng phóngay những diễn biến bất thường, giảitỏacác điểm nghẽn trong lưu thông, để mọi người tiêu dùng đều ấm dạ, vững  tâm trong cơn bão dịch, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ kép ./.

 

Ban Truyền thông Hội Bảo vệ NTD VN

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *