Tổng đài tư vấn khiếu nại: 19002677
-

Hội nghị tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội Bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam

Ngày 26/9/2024, Hội nghị tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội Bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam được tổ chức tại tại khách sạn InterContinental số 05 Phố Từ Hoa, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Tổng quan Hội nghị

Hội nghị được tổ chức theo 02 phương thức trực tiếp kết hợp trực tuyến:

- Trực tiếp: Gồm UBCTQG và Hội VICOPRO cùng các đại biểu các Hội BVQLNTD miền Bắc;

- Trực tuyến: Gồm các đại biểu các Hội BVQLNTD các tỉnh miền Trung, Tây nguyên, Miền Nam.

Đ/c Hồ Tùng Bách - Đại diện UBCTQG - Bộ Công thương khai mạc Hội nghị

Đ/c Phan Thế Thắng - UBCTQG phổ biến những quy định mới của Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2023 liên quan đến hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đ/c Phan Thế Thắng - Trinh bày các văn bản pháp luật, chính sách liên quan

Đ/c Phan Thế Thắng - Đại diện UBCTQG cho biết: Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng, bên cạnh các trách nhiệm chung, có liên quan thì Luật và văn bản hướng dẫn đã bổ sung thêm một số trách nhiệm đặc thù, áp dụng theo từng loại hình giao dịch, cụ thể: (1) Đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian: Luật và văn bản hướng dẫn bổ sung 13 trách nhiệm riêng, trong đó, một số quy định mới, nổi bật như việc công bố công khai đầu mối để làm việc với cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng; công khai quy chế hoạt động, trong đó phân định rõ trách nhiệm của các bên tham gia; minh bạch hoạt động quảng cáo; cung cấp báo cáo về hoạt động kiểm duyệt nội dung; và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (2) Đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số lớn, bên cạnh các trách nhiệm của tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian thì chủ thể này phải thực hiện 03 trách nhiệm riêng, gồm: thiết lập kho lưu trữ quảng cáo có sử dụng thuật toán để hướng đến người tiêu dùng, nhóm người tiêu dùng cụ thể; đánh giá định kỳ hoạt động kiểm duyệt nội dung, việc sử dụng hệ thống thuật toán và quảng cáo hướng đến người tiêu dùng, nhóm người tiêu dùng cụ thể; và đánh giá định kỳ việc thực hiện quy định xử lý tài khoản giả, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, các giải pháp tự động toàn bộ hoặc tự động một phần. Các quy định nêu trên được xây dựng trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại một số nước phát triển, có sự nghiên cứu, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Việc ban hành bổ sung các trách nhiệm trên cho thấy mức độ phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam đã có sự tương đồng với mức độ phát triển trên thế giới, đòi hỏi phải có nền tảng pháp lý điều chỉnh chặt chẽ và nâng cao. Như vậy, có thể thấy các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 55/2024/NĐ-CP đã kịp thời bổ sung các căn cứ pháp lý để điều chỉnh các vấn đề phát sinh từ thực tiễn, đồng thời, có sự tham khảo, chắt lọc từ kinh nghiệm, xu hướng trên thế giới để không chỉ bảo đảm tính khả thi, hiệu quả mà còn bảo đảm tính dự báo, có khả năng điều chỉnh các vấn đề có xu hướng phát sinh từ thực tiễn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ chủ động và tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử, nhằm giúp gia tăng niềm tin của người tiêu dùng khi tham gia giao dịch, đồng thời, tạo điều kiện để phát triển thị trường thương mại điện tử lành mạnh và bền vững tại Việt Nam.

Về phía Hội VICOPRO Đ/c Bùi Thanh Thủy - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam giới thiệu về Hội và kế hoạch triển khai các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2023.

Đ/c Bùi Thanh Thủy - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

Về phía chuyên gia Úc:  Bà Grace Cooper - Trợ lý Giám đốc, chương trình Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc giới thiệu tổng quan về các hội Bảo vệ người tiêu dùng Úc, lịch sử hình thành, quá trình hoạt động và vai trò của hội Bảo vệ người tiêu dùng trong các phong trào bảo vệ người tiêu dùng Úc; tìm kiếm nguồn ngân sách cho Hội BVQLNTD ở Úc; cách tiếp cận, tìm kiếm nguồn ngân sách và các phương thức hỗ trợ tài chính cho các Hội BVQLNTD ở Úc.

Bà Grace Cooper - Trợ lý Giám đốc

Bà Grace Cooper cho biết: Vai trò của Hội BVNTD rất quan trọng, họ cung cấp cho người tiêu dùng rất nhiều dịch vụ, trong đó có dịch vụ viễn thông: quyền lợi cho môi trường kỹ thuật số, tiền ảo, họ có trung tâm pháp lý quản lý tài chính ở Sydney, bảo vệ QLNTD trong lĩnh vực tài chính, xử lý nợ, thế chấp. Các Hội BVQLNTD có pháp lý riêng và cung cấp pháp lý miễn phí cho người tiêu dùng phù hợp với Luật BVNTD Úc.

Các Đại biểu dự Hội nghị

Nâng cao bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam đứng trước vô vàn tiện ích và sự lựa chọn. Nhưng cùng với đó, cũng là những bất cập như: Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Nhằm kịp thời điều chỉnh nhiều vấn đề mới phát sinh, tăng cường các quy định về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng… Tháng 6/2023, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được Quốc hội chính thức thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Việt Nam được xem là một trong các quốc gia sớm thực hiện các hành động để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hoài An - Văn phòng Trung ương Hội

 

Danh sách bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. các trường bắt buộc được đánh dấu (*)

19002677